Chủ quyền nghị viện

Chủ quyền nghị viện, hoặc gọi tối thượng nghị viện, là một hạng mục nguyên tắc của chế độ dân chủ, trong đó nghị viện chiếm lấy quyền lực nhà nước tối cao, địa vị của nó ở trên các cơ quan khác. Nó được xác lập trước nhất do "Dự luật quyền lợi" năm 1689 của Anh Quốc. Chủ trương địa vị pháp luật của nghị viện cao hơn cơ quan hành chínhcơ quan tư pháp, cơ quan hành chính cần giữ trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có quyền tổ chức và giám sát đôn đốc chính phủ; nghị viện có thể chế định và tu chính pháp luật phổ thông và pháp luật mang tính hiến pháp, các cơ quan khác không có quyền bãi bỏ pháp luật của chế độ nghị viện hoặc tuyên bố nó không có hiệu lực.Kì họp của nghị viện cử hành ở trong một khoảng thời gian nhất định. Phương thức cơ bản mà nghị viện tiến hành công việc chia làm hai loại kì họp thường kì và kì họp bất thường. Kì họp thường kì còn gọi là kì họp thường lệ, đa số các nước đều có quy định rõ ràng về số lần, ngày họp, thời gian triệu tập mở họp mà hội nghị thường kì cử hành mỗi năm. Thí dụ Nhật Bản quy định, kì họp thường kì quốc hội mỗi năm triệu tập một lần, thông thường triệu tập vào trung tuần tháng 12 mỗi năm, ngày họp là 150 ngày. Kì họp bất thường còn gọi là kì họp tạm thời, kì họp đặc biệt, kì họp khẩn cấp, là kì họp mà nghị viện cho biết là có cần thiết để triệu tập mở họp ngoài ngày họp của kì họp thường kì, thông thường do nguyên thủ nhà nước, nghị trưởng, người đứng đầu chính phủ hoặc số lượng nghị sĩ nhất định yêu cầu triệu tập mở họp. Các nước có nghị viện theo chế độ lưỡng viện, kì họp nghị viện thông thường do hai viện tách ra triệu tập mở họp riêng. Lúc cần thiết có thể triệu tập mở họp hội nghị liên tịch lưỡng viện. Kì họp nghị viện thông thường do nghị trưởng chủ trì, nội dung kì họp chủ yếu là nghe lấy báo cáo, tuỳ một vấn đề nào đó mà đề xuất dự luật hoặc tiến hành biện luận dự luật và làm ra quyết định. Cử hành công khai, cho phép dự thính, truyền dẫn tin tức và công bố văn bản ghi chép của kì họp, người tham dự kì họp cần phải tuân thủ quy tắc nghị sự và kỉ luật nội bộ của kì họp.Chủ quyền nghị viện thông thường hình thành tương phản cùng với phân lập quyền lực và thẩm tra tư pháp. Trong hệ thống phân lập quyền lực, chức năng của cơ quan tư pháp phần lớn bị hạn chế trong việc chế định pháp luật phổ thông. Đồng thời, bên trong các nước có thiết lập cơ quan thẩm tra tư pháp, pháp luật do cơ quan lập pháp thông qua có khả năng bị tuyên bố không có hiệu lực ở trong một số tình huống nào đó.Các nước chọn dùng chế độ chủ quyền nghị viện có: Anh Quốc,[1] Phần Lan[2], Israel, Hà Lan[2], New Zealand[2], Thuỵ Điển[2], Na Uy, Đan Mạch, Singapore, Iceland, Jamaica, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, v.v

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ quyền nghị viện http://www.justice.gc.ca/eng/rp-pr/csj-sjc/constit... http://newindianexpress.com/nation/All-party-meet-... http://web.eduskunta.fi/Resource.phx/parliament/re... http://ukconstitutionallaw.org/2013/04/02/dawn-oli... http://www.ait.org.tw/infousa/zhtw/DOCS/Demopaper/... http://www.bl.uk/magna-carta/articles/britains-unw... http://www.legislation.gov.uk/ukpga/2011/12/sectio... http://www.nationalarchives.gov.uk/pathways/citize... http://www.parliament.uk/about/how/sovereignty/ http://www.parliament.uk/about/living-heritage/evo...